Hợp tác nuôi heo rừng cho năng suất cao
Chia sẻ:

Trong những năm gần đây, heo rừng (lợn rừng) là loài động vật hoang dã ngoài tự nhiên, đã được con người thuần chủng và chăn nuôi khá nhiều tại Việt Nam. Được biết đến là loài thịt sạch, với đặc trưng là lượng mỡ thấp, chất thịt săn chắc và thơm ngon, mang đậm hương vị của rừng núi. Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình, thậm chí là các bạn trẻ đã bỏ phố về quê để hợp tác nuôi heo rừng. Vậy mô hình này là gì và hiệu quả kinh tế đem lại ra sao, cùng tìm hiểu ngay!

Thị trường tiêu thụ thịt heo rừng hiện nay

Những năm gần đây, thịt lợn rừng đang ngày càng có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, được coi là món ăn đặc sản. Mọi người ưa chuộng thịt heo rừng bởi hương vị đặc trưng, thịt thơm ngon, đậm hương vị núi rừng. 

Hợp tác nuôi heo rừng
Thịt heo rừng đã trở thành một đặc sản

Chính vì thế, việc đầu tư chăn nuôi lợn rừng dần phát triển và được nhiều người dân áp dụng. Đến nay, những mô hình như hợp tác nuôi heo rừng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ chăn nuôi loại vật nuôi này.

Mô hình nuôi heo rừng hợp tác xã đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội

Lợn rừng là loài động vật ăn tạp, hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ nhiều loại thức ăn. Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng phần lớn là chất xơ, rau, củ, quả, cám ngô… 

Hợp tác nuôi heo rừng
Thức ăn cho heo rừng rất đa dạng

Trung bình, 2 năm lợn rừng đẻ được 3 lứa, sau khoảng 4 – 6 tháng là có thể xuất chuồng. Tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng ít nhất phải đạt 10kg trở lên heo mới có thể xuất chuồng. 

Trên thị trường hiện nay, giá lợn hơi bán ra dao động từ 150.000 – 160.000 đồng/kg; giá lợn giống là từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/con. Nhờ vậy nên lợi nhuận từ việc nuôi heo rừng cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa; bình quân 1 con heo giống cho lợi nhuận 20 triệu đồng/năm.

Việc chăn nuôi heo rừng khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc; nguồn thức ăn nuôi heo cũng luôn dồi dào, sẵn có như bẹ chuối, cỏ voi, bắp, khoai mì… Bà con cũng có thể tận dụng thức ăn thừa của gia đình cho heo ăn. Nhờ vậy giúp giảm chi phí đầu vào; lại khiến thịt heo săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ và có hương vị đặc biệt thơm ngon. Tuy nhiên, người nuôi cũng cần chú ý phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. 

Lợi ích hợp tác xã nuôi heo rừng

Việc thành lập lên các tổ hợp tác nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ chăn nuôi heo rừng trên cùng địa bàn lại với nhau. Mục đích là để trao đổi thông tin, thị trường, giá cả, giống nuôi, kỹ thuật chăn nuôi heo, phòng trừ dịch bệnh cho heo rừng… Từ đó tiến tới xây dựng quy trình chăn nuôi đạt chuẩn đầu ra, nâng cao năng suất cũng như chất lượng vật nuôi. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đảm bảo hiệu quả kinh tế của các thành viên tổ hợp tác.

Chăn nuôi heo rừng không khó mà ngược lại chúng còn có khả năng chống chọi với thời tiết tốt. Đồng thời, thức ăn chăn nuôi cũng dễ kiếm hơn các giống heo thịt thường được người dân nuôi phổ biến tại địa phương. Vốn là động vật hoang dã ăn tạp. Nên bà con có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như các loại lá khoai, thân cây chuối, lục bình, cám,… Do đó, mô hình hợp tác nuôi heo rừng này rất phù hợp với những hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro mà hiệu quả kinh tế cực lớn.

Hợp tác nuôi heo rừng
Heo rừng đến ngày xuất chuồng

Nếu hộ dân nuôi heo thịt theo hướng truyền thống trước nay khá lo lắng vì giá cả thị trường thiếu ổn định, chi phí đầu tư cao. Thì những hộ gia đình trong hợp tác nuôi heo rừng nuôi heo rừng lại rất yên tâm vì chi phí nuôi thấp, khi bán ra thị trường dễ tiêu thụ hơn. Mô hình này đang ngày càng được nhân rộng tại các địa phương.

Kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi heo rừng

Điểm đặc biệt của giống heo rừng là chúng có sức đề kháng rất mạnh, ít khi bị bệnh và thích ứng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà người chăn nuôi lơ là, thiếu quan tâm đến chuồng trại hay cách chăm sóc.

Hợp tác nuôi heo rừng
Chăm sóc heo rừng rặc mới mua về

Hợp tác nuôi heo rừng cần hướng dẫn và truyền đạt cho nhau những cách phòng tránh bệnh dịch cho heo. Chủ trương chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm đầy đủ vắc xin cho đàn heo ngay từ khi còn nhỏ. Thêm vào đó cần quan tâm áp dụng biện pháp an toàn sinh học, sát khuẩn chuồng trại nuôi heo rừng thường xuyên. Phân heo, chất thải chuồng trại nên được xử lý một cách đảm bảo nhất. Có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng quanh vườn.

Xem thêm bài viết có liên quan: Phương pháp nuôi heo rừng giống đúng tiêu chuẩn, năng suất cao

Trên đây là một số chia sẻ về lợi ích mà hợp tác nuôi heo rừng mang lại. Nhờ những thông tin này, hy vọng người chăn nuôi sẽ có phương thức nuôi heo rừng phù hợp. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cuộc sống.