Tiết lộ kỹ thuật nuôi lợn rừng con
Chia sẻ:

Qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con một quy trình kỹ thuật nuôi lợn rừng con để giúp các trang trại và các hộ gia đình cho hiệu quả nhất.

Lợn rừng là loại động vật hoang dã có lông màu đen hoặc nâu, da thường khô dài và cứng. Người ta thường phân biệt lợn rừng và lợn nhà qua bộ lông của chúng. Những con lợn trưởng thành thường có 4 răng nanh to và khỏe, đầu răng nanh nhọn và vểnh ở hai bên mép. Thịt lợn rừng rất ngon dai và giòn, cực ít mỡ nên ăn sẽ không bị ngấy đặc biệt chúng còn mang hương vị núi rừng. 

Vị trí để xây chuồng trại cho lợn rừng con

kỹ thuật nuôi lợn rừng con
Chuồng trại cho heo rừng mẹ và heo rừng con cần sạch sẽ, thông thoáng
  • Vị trí làm chuồng trại nên ở vị trí cao ráo, dễ dàng thoát nước. Tránh những chỗ trũng thấp sẽ làm cho chuồng khó thoát được nước. Đặc biệt chuồng trại nên gần với nguồn nước, nước phải sạch ngọt và dùng quanh năm. Đặc điểm của lợn rừng rất thích đũi đất vì vậy nếu chuồng trại là đất thịt pha cát thì tốt. 
  • Để tận dụng được nguồn thức ăn cho lợn nên chọn chỗ vừa là vườn và là chuồng để thu nhặt được những loại rau củ hỏng ở vườn làm thức ăn cho lợn. Cũng có thể gần ao, ao bà con nên thả bèo tây để làm thức ăn cho lợn rất tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao.
  • Lợn rừng là loài vật rất thính tai nên cần phải nuôi ở những nơi yên tĩnh, tránh ồn ào làm lợn sợ và hoảng loạn khiến cho lợn chạy trốn. Nên nuôi ở đồng, những nơi xa dân cư, đường quốc lộ,..

Cách chọn giống lợn rừng để nuôi

Chọn lọc và lựa lợn đực giống

Nên lựa chọn lợn rừng mua về lúc lợn 6 tháng tuổi và sử dụng khi lợn khoảng 8-9 tháng tuổi. Không nên sử dụng lợn đực non vì chúng còn quá nhỏ

Nên kiểm tra và đánh giá hiệu quả năng suất của lợn đực giống qua ngoại hình. Các con lợn đực rừng đều mang những đặc điểm giống tốt của loại như sau:

  • Tinh hoàn to và cân đối, lộ rõ, độ đàn hồi tốt
  • Tính hoang dã, tính hăng cao
  • Bụng thon không bị xệ, lưng thẳng, mặt dài
  • Để con ra tỷ lệ nuôi sống phải cao
  • Lông bờm dựng đứng, 4 chân cao thẳng, vững chắc
kỹ thuật nuôi lợn rừng con
Lợn đực và lợn nái được ghép để chuẩn bị phối giống

Lựa lợn nái giống

Khi lựa chọn nái để sinh sản phải không bị khuyết tật nếu không sẽ bị ảnh hưởng đến việc sinh sản và nuôi con. Nái chọn lọc đạt yêu cầu phải cần quan tâm những bộ phận sau:

  • Cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục của lợn nái rừng phải được phát triển bình thường về cả thể hình và hoạt động.
  •  Xương: Khung xương cần phải chắc khỏe, không nên chọn những con lợn hậu bị có chân yếu vì sẽ ảnh hưởng tới giống con sau này.
  • Vú: Vú cần phải được đảm bảo số vú đủ để nuôi đàn

Thức ăn để nuôi lợn rừng

Cho lợn rừng con ăn rau xanh

Thức ăn thô xanh bao gồm thân cây chuối, thân cây ngô, rau các loại,.. Bên cạnh đó, nên sử những loại cây thuốc nam để giúp lợn phòng chống các bệnh về đường ruột: cây nhọ nồi, cây khổ sâm, cây chè khổng lồ,..

kỹ thuật nuôi lợn rừng con
Cây chè khổng lồ vừa có thể làm thức ăn, vừa là phương thuốc cho heo rừng

Đặc biệt với thức ăn cho lợn con:

  • Đối với lợn con mới sinh ra chưa biết ăn thường hay bị ốm nếu chúng bị tiêu chảy. Ta chỉ cần lấy 1 ít lá khổ sâm, 1 ít lá nhọ nồi và 1 bát nước sau đó giã ra lấy nước cho lợn con uống trực tiếp.
  • Đối với lợn con đã ăn được rồi thì cho lợn ăn trực tiếp với các cây thuốc nam. Nên cho lợn ăn lá ổi.
  • Trường hợp là lợn mẹ: khi có dấu hiệu bị tiêu chảy nên cho ăn trực tiếp với lá cây nhọ nồi, lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen,..

Nên cho lợn con ăn các loại cây thuốc nam trong các khẩu phần ăn hằng ngày để tránh lợn bị tiêu chảy.

Cho lợn rừng con ăn tinh bột

Thức ăn tinh bột bao gồm: cám gạo, bột ngô, khoai , sắn,.. Thức ăn bổ sung chất đạm, bổ sung khoáng, vitamin,..

Thức ăn cho lợn rừng con cần phải được đảm bảo chất lượng, tránh bị ẩm mốc.

kỹ thuật nuôi lợn rừng con
Heo rừng được cho ăn thân chuối trộn với cám

Xem thêm bài viết có liên quan: Bán heo rừng thịt hàng chuẩn? Cách lựa chọn thịt heo rừng ngon, đảm bảo chất lượng

Những biện pháp phòng bệnh cho lợn rừng con

  • Thường xuyên phải quét dọn khử trùng, tẩy uế chuồng 
  • Lợn mới mua cần phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 1 thời gian ngắn trước khi cho lợn nhập đàn
  • Không nên đưa vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác
  • Nên tiêm vacxin tiêm phòng cho lợn để giúp lợn con có hệ miễn dịch tốt

Lưu ý khi lợn bị mắc bệnh:

Khi lợn bị mắc bệnh thường có một số biểu hiện và triệu chứng sau:

  • Lợn hay nằm ủ rũ một chỗ, ít vận động, đặc biệt uống nhiều nước
  • Rất kém ăn và thường xuyên bỏ ăn
  • Lông xù, thở mạnh, mắt lờ đờ, bị táo bón hoặc ỉa chảy.

Lúc này, biện pháp để xử lý là nên cách ly lợn bị ốm để theo dõi, đặc biệt tăng cường vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại.

Trên đây là một vài kỹ thuật nuôi lợn rừng con giúp bà con chăn nuôi sao cho hiệu quả!