Hướng dẫn nuôi heo rừng nhốt chuồng
Chia sẻ:

Nuôi heo rừng nhốt chuồng đang được nhiều bà con và hộ gia đình ứng dụng. Đặc tính sinh hoạt và môi trường sống của heo rừng thường theo bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện sự hoang dã. Heo rừng là loài động vật khá nhút nhát, khứu giác và thính giác rất tốt, thích sống theo bầy đàn riêng giống heo đực lại thích sống một mình.

Chọn vị trí thích hợp để nuôi heo rừng nhốt chuồng

Môi trường sống thích hợp của heo rừng là vườn cây rộng, vườn gần ao hồ,.. Đặc biệt heo rừng rất thích hoạt động về ban đêm nên ban ngày rất cần nơi yên tĩnh kín đáo để ngủ. Vì vậy, nên tránh những nơi xa khu dân ở, cách xa đường xá, những nơi ít người đi lại. Do hiệu quả kinh tế của heo rừng mang lại khá cao nên nhiều bà con rất muốn nuôi để làm giàu nhưng lại không biết cách nuôi heo rừng nhốt chuồng. Sau đây cùng chúng tôi tham khảo bài viết nhé.

nuôi heo rừng nhốt chuồng
Heo rừng có thể nuôi thả xung quanh các khu vực ao, hồ

Các phương pháp để nuôi heo rừng nhốt chuồng

Chọn và phối giống

  • Chọn giống heo:

Nên chọn những con ngực sâu, lưng thẳng, bụng thon và không xệ. Lông mịn, hông rộng 4 chân phải cao chắc khỏe và vững, bộ sinh dục phát triển tốt các tính hung dữ và hăng cao. Đối với con nái thì lưu ý ba bộ phận khung xương, tuyến vú và cơ quan sinh dục. Ba bộ phận này đều được phát triển tốt để thế hệ đời con sẽ được khỏe mạnh.

Nên cho heo rừng đực lai với heo rừng lai cái giao phối với nhau để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt. Thời điểm giao phối thích hợp. Chu kỳ động dục của heo thường là 20-21 ngày, thời gian động dục kéo dài 5-7 ngày. Khi âm đạo của heo cái chuyển màu từ hồng tươi qua hồng thẫm. Có nếp nhăn và tiết nhiều dịch nhờn, thường có phản xạ đứng im thì đó là thời điểm giao phối tốt nhất.

nuôi heo rừng nhốt chuồng
Heo rừng được ghép đôi để giao phối

Khi heo cái có dấu hiệu động dục, bà con nên tách heo đực và heo cái ra 1 chỗ vì heo đực phối giống liên tục. Sau khoảng 21 ngày heo cái không động dục thì có thể lợn cái mang bầu.

Vị trí của chuồng nuôi

Khi làm chuồng bà con phải hiểu và nắm rõ đặc tính và đặc điểm của heo rừng. Nên chọn chỗ nào có đất cao, thoát nước tốt để bố trí nuôi. Trại nuôi luôn luôn phải cung cấp đủ nguồn nước sạch và điện cho heo rừng. Việc cung cấp đủ nước không chỉ cho heo ăn uống mà còn cung cấp độ ẩm duy trì cho các loài cây thực vật.

Vì chúng là động vật hoang dã nên bản tính rất cảnh giác và luôn hoảng sợ khi nghe thấy tiếng động lạ. Thế nên, chuồng trại càng xa khu dân cư là càng tốt. 

nuôi heo rừng nhốt chuồng
Chuồng heo rừng cần được xây dựng ở nơi cao, thoáng mát

Nuôi heo rừng nhốt chuồng chú ý có móng kiên cố vì heo rừng có tính hay đũi, đào hang. Nên chia chuồng hai ngăn và có mái che mưa che nắng cao khoảng 2.5-3m, có độ dốc 3% . Hãy luôn đảm bảo chuồng được thông thoáng, sạch sẽ luôn khử trùng và tẩy uế vệ sinh thường xuyên. Với quy mô trong chuồng nên nuôi 5 con ( 1 đực và 4 cái) chuồng nên xây 2 ngăn riêng.

Đối với khẩu phần thức ăn cho heo rừng

Để tiết kiệm chi phí bà con nên sử dụng các loại rau củ quả như rau muống, rau cải, bèo tây,.. đậu các loại, mầm cây, thân cây chuối,.. Thông thường trộn rau lẫn tinh bột ( khoai, sắn, ngũ cốc các loại, cám gạo, bã đậu,..) Mỗi ngày cho heo rừng ăn 2 lần ( sáng, chiều). Ngoài ra, cần bổ sung thêm chất đạm như cá thịt động vật. Thức ăn heo nên đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhưng chú ý cách 2-3 ngày mới cho ăn chất đạm. Vì ăn nhiều sẽ làm biến đổi chất dễ bị tiêu chảy.

Heo rừng rất ít uống nước và chủ yếu ăn rau nên cần phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho heo đặc biệt vào thời gian nắng nóng.

nuôi heo rừng nhốt chuồng
Heo rừng được cho ăn lúa mầm

Đối với về công tác phòng và ngăn ngừa dịch bệnh

Heo rừng là loài động vật có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng vẫn mắc một số bệnh về đường tiêu hóa thì bà con có thể dùng những thuốc về hệ tiêu hóa . Hoặc có thể bổ sung các loại lá thuốc nam những loại lá chát đắng như lát ổi, rễ cau, uống nước đắng,.. cũng có thể giúp heo rừng mau khỏi.

Khi thay đổi thời tiết thì sức khỏe của heo rừng cũng có thể có dấu hiệu về bệnh lúc này bà con cần bổ sung kháng sinh cho heo.

Khi heo rừng con đẻ ra nên tiêm phòng cho chúng để tránh các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, phó thương hàn, lở mồm long móng, dại,…

Xem thêm bài viết có liên quan: Khám phá những đặc điểm heo rừng nổi bật 

Mô hình nuôi heo rừng nhốt chuồng làm giàu

 Đây là một mô hình được đánh giá sẽ có triển vọng cao trong tương lai, đây là một nghề nuôi mới. Vì nó mới chỉ dừng lại ở khúc bán giống, ít bán thịt ra thị trường. Ngoài ra, cung cấp chưa đủ cho nhu cầu sử dụng nên giá heo rừng bán được giá rất cao. Vậy nên, việc nuôi heo rừng nhốt chuồng hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con.