Tìm hiểu về lợn rừng – những thông tin quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt 
Chia sẻ:

Mô hình chăn nuôi lợn rừng đang ngày càng được bà con tiếp cận, hưởng ứng nhiệt tình. Trên thị trường, thịt lợn rừng luôn được đánh giá cao, rất có giá trị nên nhanh chóng thu lại lợi nhuận. Trước khi triển khai mô hình chăn nuôi, bà con cần tìm hiểu về lợn rừng thật kỹ càng. Theo dõi bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về giống lợn này! 

Môi trường sống tự nhiên của lợn rừng

Chúng ta thường nghĩ rằng lợn rừng sống ở tít trong rừng sâu, được người dân bản đi săn về. Trên thực tế, lợn rừng thường tập trung sống ở ngay các khu rừng gần đầm lầy, sông suối. Bởi những khu vực này mới có nhiều thức ăn để chúng có thể sinh sống được. 

Tìm hiểu về lợn rừng
Lợn rừng được nuôi thả ở vườn cạnh hồ

Lợn rừng cũng rất thích đến nương rẫy, khu vực trồng trọt của đồng bào dân tộc để kiếm ăn. Nếu chẳng may bị lợn rừng ghé thăm, nương rẫy của người dân sẽ bị đào bới, cắn phá tan nát. Có thể thấy, môi trường sống tự nhiên của lợn rừng rất đa dạng; chỉ cần nơi nào có đầy đủ các loại thức ăn thì chúng có thể sống lâu dài ở đó. 

Tìm hiểu về lợn rừng – đặc điểm, tập tính xã hội

Lợn rừng được cho là có bản tính hung dữ vì chúng sống trong tự nhiên, hoang dã. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về lợn rừng, bà con có thể thấy chúng khá là nhút nhát, sợ người. Chỉ khi bị đe dọa, dồn tới đường cùng thì chúng mới phải tấn công để tự vệ. 

Lợn rừng có mình thon bụng gọn, không tích tụ nhiều mỡ 

Về phần đầu, lợn rừng sở hữu chiếc đầu dài thon, tai nhỏ vểnh đứng lên, má gọn, mõm dài. Lợn rừng sở hữu đôi mắt màu nâu tròn, có khả năng phản xạ vào ban đêm rất tốt. Sống trong hoang dã, lợn rừng lúc nào cũng rất thính tai và thính mũi; có như vậy mới có thể phát hiện được sự rình rập của những kẻ thù ăn thịt. 

Tìm hiểu về lợn rừng
Đặc điểm của lợn rừng

Màu lông của lợn rừng không đồng nhất, thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành. Khi còn nhỏ, toàn thân chúng chủ yếu là màu đen, bạc, vàng thâm; còn khi trưởng thành, màu lông của chúng phân chia thành các vùng. Lông lợn rừng lớn thường cứng, dựng đứng lên, lông vùng bụng màu trắng đục; toàn thân là màu đen hung, nâu hung, hai bên má có khoảng lông màu bạc. 

Kiếm ăn, ngủ nghỉ theo bầy đàn 

Sống chung theo bầy đàn, có cả con già và con non là tập tính đặc trưng của lợn rừng. Chúng sinh hoạt mọi thứ cùng nhau, từ việc đi kiếm ăn, ngủ nghỉ cũng đều theo bầy đàn. Do đó, khi chăn nuôi lợn rừng, bà con nên nuôi chung; lưu ý không nuôi lẫn lộn nhiều giống heo khác loại sẽ khiến chúng không có không gian phát triển. 

Bảo vệ con tốt, sẵn sàng giết con của con khác 

Khi tìm hiểu về lợn rừng, nhiều người ngỡ ngàng trước tập tính giết con của con khác của chúng. Ngoài ra, lợn rừng mẹ cũng có bản năng bảo vệ con rất mạnh mẽ, quyết liệt. Do đó, trong chăn nuôi, phải để lợn mẹ sinh đẻ ở nơi kín đáo để dễ dàng giấu con. Đồng thời, khi bà con muốn bắt lợn con, phải tách lợn mẹ ra trước để tránh sự tấn công từ lợn mẹ. 

 

Thích đào bới, tắm mát, dầm mình trong đầm lầy 

Sở hữu chiếc mõm nhọn dài, lợn rừng rất thích đào bới sâu để tìm kiếm thức ăn trong đất. Đa số lợn rừng đều biết bơi bẩm sinh, vì vậy việc vượt qua các con sông, ngọn suối trong rừng là điều khá dễ dàng với chúng. 

Tìm hiểu về lợn rừng
Heo rừng mẹ và heo rừng con được tắm mát

Ngoài ra, lợn rừng còn có thói quen thích dầm mình trong các vũng lầy; tắm mát ở sông suối, ao hồ. Tập tính này được thể hiện nhiều vào những ngày hè oi bức, bằng cách này, chúng sẽ tự điều hòa được thân nhiệt của mình. 

Tập tính kiếm ăn vào ban đêm  

Về ăn uống, lợn rừng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đều là những thứ dễ kiếm. Chúng ăn hầu hết các loại rau xanh như đu đủ, cây chuối, su su, các loại rau… Thức ăn khô cho lợn rừng bao gồm tinh bột (khoai sắn, cám gạo, ngô…) và bổ sung đạm (cá khô, giun quế, các loại đậu) 

Khi lợn rừng bị bệnh, có thể sử dụng các cây thuốc nam như cỏ voi, khổ sâm, hoàng ngọc… Khi sống trong hoang dã, lợn rừng có thói quen đi kiếm ăn vào ban đêm. Trong ăn uống, chúng cũng có nhiều nét xấu như ăn ngốn ngấu, sộp xoạp, tranh giành nhau. Lúc tranh giành thức ăn của nhau, lợn rừng có thể gây gổ, chiến đấu với nhau. 

Khả năng sinh sản, nuôi con được đánh giá cao 

Bên cạnh khả năng ăn uống tốt, khả năng sinh sản của lợn rừng cũng được đánh giá rất cao. Chúng đẻ quanh năm, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 5,6 con, có thể nhiều hơn. Khi sắp đẻ, lợn rừng mẹ thường tìm đến những lùm bụi, cách xa bầy đàn. Đợi đến khi, lợn con đi đứng cứng cáp, vững vàng thì mới được ra hòa nhập với bầy đàn. 

Tìm hiểu về lợn rừng
Tạo điều kiện cho heo rừng giao phối

Khi mang về nuôi, bà con cần chuẩn bị nhiều rơm để lợn mẹ tha về làm tổ sinh con. Lợn rừng mẹ biết cách đẩy con ra xa khỏi vị trí nó nằm để không đè lên con. Khi nhận thấy nguy hiểm rình rập, lợn mẹ luôn sẵn sàng cắp con chạy đến nơi an toàn. 

Xem thêm bài viết có liên quan: Địa chỉ bán lợn rừng giống uy tín, báo giá chi tiết

Sau khi tìm hiểu về lợn rừng, nhận thấy rằng chúng là giống loài có tính độc lập, tự vệ tốt. Do đó, việc chăn nuôi lợn rừng không quá khó khăn nên thời gian thu về lợi nhuận kinh tế cũng rất nhanh chóng!