Hướng dẫn quy trình nuôi heo rừng hiệu quả, cho năng suất cao
Chia sẻ:

Heo rừng là loài động vật sinh sống ngoài tự nhiên, tuy nhiên do có khả năng đem lại lợi ích kinh tế rất cao, bà con nông dân trong những năm gần đây đã bắt đầu thuần chủng và nuôi giống heo rừng này. Heo rừng được biết đến là loài thịt sạch và có lượng mỡ vô cùng thấp, ngoài ra còn đem lại hương vị rừng núi. Tuy nhiên, để có thể nuôi được heo rừng là điều không dễ dàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi heo rừng chuẩn kỹ thuật và đem lại hiệu quả cao.

Chọn giống

Chọn heo đực giống:

heo rừng đực giống
Lựa chọn heo đực giống chất lượng tốt nhất

Heo rừng đực giống cần được mua về khi vừa tròn 6 tháng tuổi và chỉ dùng để phối giống khi đạt 7-8 tháng tuổi, sử dụng giống non sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng heo rừng lai.

Lựa chọn heo giống có mặt dài, lưng thẳng, bụng thon và đầu thanh. Bốn chân thẳng, cao, vững chắc, lông bờm dựng đứng. Tinh hoàn lộ rõ, cân đối và có độ đàn hồi cao.

Chọn heo nái giống:

chọn heo nái gống
Lựa chọn heo nái gống đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt

Chọn heo nái hậu bị đạt 4-6 tháng tuổi.Heo nái phải khỏe mạnh, không bị khuyết tật.Cơ quan sinh dục phải phát triển bình thường, cả về hình dáng lẫn hoạt động. Đủ số vú để có thể nuôi đàn đông con.Khung xương và 4 chân phải chắc khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Xem thêm cách chọn giống heo: Chọn heo để giống

Chăm sóc heo đực giống

Heo rừng đực giống có khẩu phần ăn là 1 ký/con/ngày và chia thành 2 bữa. Cho ăn vào 7h sáng và 4h chiều.Thức ăn bao gồm rau xanh hoặc củ quả. Những ngày phối giống có thể bổ sung thêm 2 quả trứng luộc và 0.5 ký giá đỗ / lúa nảy mầm cho mỗi con. Khoảng cách giữa 2 lần phối giống phải được sắp đặt sao cho phù hợp. Trong 3 tháng đầu phối từ 1 đến 2 lần / tuần, từ sau 3 tháng trở đi có thể phối từ 2-3 lần / tuần.

Chăm sóc heo nái hậu bị

Chăm sóc heo nái sinh sản

Thực hiện tẩy giun sán khi lợn đạt 7-10 ký và trước quá trình phối giống. Tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh. Tẩy uế và khử trùng chuồng nuôi định kỳ. Vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên. Che chắn chuồng và giữ ấm vào mùa đông, mùa hè làm thoáng mát chuồng nuôi.

Chăm sóc heo nái sinh sản

Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không bị ôi thiu. Mức ăn sẽ phù thuộc vào thể trạng của heo nái, heo gầy phải được tăng mức ăn, nếu heo quá béo phải giảm mức ăn xuống. Phối giống trong mùa đông thì heo nái cần được tăng mức ăn lên 0,2 – 0,3 ký/ngày do cần phải chống lạnh. Những loại thức ăn không nên sử dụng cho heo nái sinh sản bao gồm: bông bã rượu, khô dầu bông, lá đu đủ do những loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng đến thai và có thể gây chết thai.

Chuẩn bị và hộ lý cho heo rừng đẻ

Heo rừng mang thai trong vòng 112 ngày, những ngày gần đẻ, heo sẽ có hiện tượng sụt mông và đi lại nhiều, đái dắt, âm hộ sẽ tiết dịch nhờn. Bà con cần chú ý hiện tượng này để chuẩn bị hộ lý cho heo đẻ, chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ để có thể can thiệp khi cần thiết.

Chăm sóc cho heo rừng khi nuôi con

chăm sóc heo rừng khi nuôi con

Ngày đầu tiên sau khi đẻ, bà con hãy cho heo mẹ ăn cháo, những ngày sau cho ăn lá ổi, phèn đen hoặc lá chuối. Lượng thức ăn sẽ kích thích tăng dần từ ngày 1-7. Từ ngày thứ 8, cho heo ăn theo khả năng, không hạn chế sức ăn của heo. Heo nái cần được ăn 3-4 bữa/ngày, 2 bữa chính vào sáng và chiều, bữa phụ vào bữa trưa giúp heo tiêu hóa tốt hơn. Nếu heo mất sữa, cho heo ăn gạo nếp, đu đủ xanh nấu nhừ, lá đu đủ,… để kích thích tạo sữa nuôi heo con.

Chăm sóc cho heo rừng con

Bà con hãy cho heo con uống lactomin sau khi vừa đẻ ra. Hôm sau cho heo uống kháng thể KTE. (hàm lượng theo chỉ định từ nhà sản xuất). Cho heo con bú sữa đầu của heo mẹ là tốt nhất. Tiêm sắt cho heo con 2 lần: lần 1 sau 3 ngày đẻ (liều 1ml), lần 2 vào ngày thứ 10 sau khi đẻ (2ml). Nếu heo con có hiện tượng bị tiêu chảy hãy sử dụng lá ổi, khổ sâm, nhọ nồi, phèn đen để giã ra, lấy nước cốt và bơm vào miệng heo con

Chăm sóc cho heo con sau khi cai sữa

chăm sóc heo con khi cai sữa

Về chế độ ăn uống:

Sử dụng thức ăn dễ tiêu và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, không ôi thiu. Bà con có thể sử dụng bột ngô, gạo lứt, bột đậu tương hoặc tấm xay để làm thức ăn cho heo con. Sau khi cai sữa, nếu heo con không bị tiêu chảy. Hãy nâng lượng thức ăn lên theo khả năng của đàn heo. 

Về điều kiện chuồng nuôi:

Chuồng phải khô ráo và ấm áp, che chắn kĩ tránh gió lùa vào trong. Những ngày đầu khi mới tách heo mẹ. Bà con lưu ý giữ nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp để heo con có thể phát triển tốt (25-27 độ). Việc thay đổi nhiệt độ chuồng sẽ làm cho heo con bị viêm phổi hoặc mắc những bệnh lý khác. Bà con có thể kiểm tra nhiệt độ chuồng bằng cách quan sát heo con. Nếu đủ ấm heo sẽ nằm cạnh nhau, nếu bị lạnh sẽ nằm chồng lên nhau và run rẩy, còn nếu bị nóng, heo con sẽ nằm tản mạn và nhịp thở tăng cao.

Trên đây là quy trình nuôi heo rừng và chăm sóc cho heo rừng trong quá trình heo đẻ mà chúng tôi chia sẻ đến bà con. Hy vọng, bà con có thể lựa chọn được cho mình những giống heo tốt nhất. Ngoài ra, có thể chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn heo lai của mình theo một quy trình chuẩn nhất. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.