Heo rừng sinh sản và những kỹ thuật cho người chăn nuôi
Chia sẻ:
chăm sóc heo rừng sinh sản

Heo rừng sinh sản nhiều năm qua có nhiều tiềm năng để phát triển nên nhiều người quan tâm. Lợn rừng tuy có sức đề kháng tốt lại dễ nuôi. Nhưng kỹ thuật chăm sóc giai đoạn sinh sản cần đòi hỏi khá cao. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bà con nắm vững kiến thức chăm sóc heo giai đoạn sinh sản. 

Kỹ thuật xây chuồng nuôi heo rừng sinh sản

Có thể nói, trong nuôi heo thì việc chuẩn bị chuồng trại bên cạnh con giống luôn quan trọng. Đây là bước đầu tiên để người chăn nuôi có thể làm tốt việc chăm sóc cho heo. 

Yêu cầu chung 

Lợn rừng là loài vật thính tai và sợ tiếng ồn, nhất là khi chúng sinh đẻ và nuôi con. Nên chủ trại cần bố trí chuồng nuôi lợn rừng cách xa khu dân cư, trường học, khu công nghiệp. Đặc biệt không nên tận dụng các khu vực chuồng đã nuôi lợn trước đó. Vì đó có thể là nơi có mầm bệnh ảnh hưởng đến đàn lợn. 

Cần xây chuồng cho lợn rừng sinh sản ở nơi cao ráo, thông thoáng nhất có thể. Bên cạnh đó là phân chia thành nhà có mái che và sân chơi. Phân chia khu vực chuồng nuôi có mái che sắp xếp các dãy như sau là tốt nhất: 

  • Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn rừng cho giai đoạn hậu bị và lợn nái sinh sản.
  • Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn rừng nái đẻ sau đó nuôi con 

Chuồng trại nuôi lợn rừng sinh sản không cần phức tạp như lợn nhà nhưng cần đảm bảo: 

  • Sân chơi rộng rãi, có thể lát gạch đỏ và bằng phẳng là tốt nhất. 
  • Không cần thiết kế hệ thống quạt mát nhưng cần hồ tắm, sân chơi. 
Xây chuồng nuôi heo rừng
Mô hình chuồng nuôi heo rừng

Cụ thể đối với các phần của chuồng cho heo rừng sinh sản sẽ bao gồm: 

Mái và cửa chuồng

Tùy vào quy mô và chi phí chủ trại có thể làm nhiều kiểu mái khác nhau cho lợn. Có thể là chuồng 1 mái, 2 mái đơn và vật liệu có thể là lá cọ hoặc lá dừa. Lưu ý là 3 – 5 năm phải thay mới một lần, có thể dùng mái xi măng nhưng phải chống nóng. 

Thiết kế cửa chuồng cần rộng khoảng 50 – 60cm và cao hơn mặt nền 1 – 2cm giúp thoát nước. Cửa không nên quá to và không nên quá nhỏ, cần đạt chuẩn tỷ lệ với toàn bộ chuồng nuôi. 

Chường nuôi heo rừng

Chuồng nuôi heo rừng

Máng ăn và máng uống

Thiết kế máng ăn cho lợn rừng sinh sản cần phải để cố định ở đầu chuồng nuôi. Độ cao từ 12 – 20cm và có chiều dài từ 1,2 – 1,5m. Ở đáy máng ăn rộng khoảng 20 – 25cm có thể bên cạnh máng uống. Làm máng uống cố định bằng xi măng hoặc làm vòi nước tự động thông qua hệ thống ống dẫn. 

Hàng rào và sân chơi 

Hàng rào ở khu vực chuồng bao quanh toàn bộ khu chuồng trại làm bằng thép B40 cao. Móng rào nên làm cao khoảng 25 – 30cm và trong khu có sân chơi.  

Thức ăn cho heo rừng sinh sản 

Thức ăn cho heo rừng
Thức ăn cho heo rừng

Ngoài yếu tố chuồng trại, thì người chăn nuôi cần quan tâm tới thức ăn trong quá trình sinh sản. Có 2 loại thức ăn là thức ăn thô trong đó có cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải. Hay các loại cỏ, các loại quả xanh có thể cung cấp cho lợn ở thời điểm sinh sản. 

Ngoài ra, cần bổ sung thức ăn tinh là loại ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao. Những thức ăn này như là cám, gạo, ngô, đậu, khoai, sắn,…Mỗi giai đoạn cần bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần cho lợn. 

Với heo rừng sinh sản, trong khẩu phần ăn có 2 lần ăn/ngày là bữa chính. Trong đó bữa sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là cám gạo hoặc cám tổng hợp tùy giai đoạn. Bữa ăn trưa nên cho heo ăn thêm rau, cỏ, củ, quả là thức ăn thô càng tốt. 

Nếu heo đang mang thai thì cần đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần cần đầy đủ, đặc biệt cần đạm. Nếu là heo sinh sản, đang cho con bú thì cần nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa. 

Xem thêm: Thức ăn cho heo rừng cần phối trộn ra sao và có yêu cầu gì? 

Chăm sóc heo rừng sinh sản 

Heo rừng mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, , cá biệt có lứa đẻ 9-10 con. Quá trình này cần chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái một cách rất cẩn thận để chúng nuôi con. Dù heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn. Nhưng người nuôi vẫn cần theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm. 

Heo rừng sinh sản khi gần đẻ sẽ có biểu hiện như cắn ổ, tha cỏ, rơm rác…Khi đó nên nhốt riêng heo mẹ với đàn khi heo mẹ gần sinh. Việc làm này để heo mẹ được nghỉ ngơi tốt hơn và dễ dàng chăm sóc với khẩu phần ăn khác. Thời gian đẻ sẽ từ con đầu đến con cuối là 2 – 4 giờ. 

Heo con mới sinh sẽ thường có trọng lượng vào khoản 700gr-1200gr. Khi sinh xong heo rừng sinh sản có biểu hiện hung dữ khi có người lạ vào chuồng. Vì vậy người chăn nuôi cần phải hết sức lưu ý và khéo léo để nuôi heo tốt nhất. 

Kết luận 

Heo rừng sinh sản là một quá trình cần chủ trại quan tâm và chăm sóc. Nếu sinh sản tốt bà con sẽ có được hiệu quả kinh tế cao và đạt thành công. Vì thế hãy theo dõi bài viết để có được thông tin về kỹ thuật chăm sóc heo tốt nhất nhé. 

Xem thêm: Heo rừng lai sinh sản và những kỹ thuật bạn nên quan tâm