Heo rừng đực lựa chọn và chăm sóc như thế nào tốt? 
Chia sẻ:

Heo rừng đực được lựa chọn nhiều hơn trong quá trình chăn nuôi ở các trang trại. Nhưng nhiều chủ trại vẫn không biết làm cách nào để có thể chọn được heo tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm được giống đực tốt và cách chăm sóc cho heo. 

Heo rừng đực chọn giống như thế nào? 

Chọn lợn rừng đực giống là vấn đề rất quan trọng trong quá trình bà con chăn nuôi. Vì lựa chọn giống heo phải theo đúng tiêu chuẩn và theo đúng khoa học kỹ thuật. 

Lợn đực giống tốt sẽ có khả năng quyết định đến 70% hiệu quả trong nhân giống và phát triển. Bên cạnh đó giống tốt còn giảm khả năng gặp dịch bệnh và các bệnh khác. 

Chọn lợn rừng đực giống làm sao để tốt nhất sẽ được trình bày dưới đây. Bà còn tham khảo và làm kinh nghiệm chọn giống cho mình nhé. 

Heo rừng đực
Heo rừng đực

Phương pháp chọn heo rừng đực giống 

Chọn heo rừng đực giống phải đảm bảo được các tiêu chí đề ra như sau:

– Chọn những con heo có đầu nhọn, mặt dài giống mặt ngựa. Cộng với lưng thẳng và lông bờm phải dài từ đầu xuống đuôi, tướng giữ, hung hăng. 

– Chân heo phải cao và vững chắc trong quá trình đi lại sẽ đánh giá thấy. 

– Cơ quan sinh dục phát triển to, lộ rõ và phải cân đối.

(*) Lưu ý:

– Chỉ khai thác lợn đực khi tuổi đời > 7 tháng tuổi và không chọn lợn non hơn. 

– Sử dụng con đực có trọng lượng lớn hơn cái nếu tìm để giao phối. 

– Heo rừng đực không được cho phối giống cận huyết thống. 

– Lợn rừng đực giống thì phải chọn dòng thuần chủng cao nhất. 

Heo rừng đực cho hiệu quả kinh tế ra sao? 

hiệu quả kinh tế khi nuôi heo đực giống
Lựa chọn heo đực giống tốt nhất

Lựa chọn heo rừng đực giống theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã nên trên. Chắc chắn người nuôi sẽ có được hiệu quả kinh tế cao nhất. Với các chỉ số sẽ thấy nếu chọn đúng được giống chuẩn chất lượng như là: 

– Số con nhỏ đẻ ra đông và tỷ lệ sống cao. 

– Heo con đẻ ra ít mắc bệnh, sức phát triển tốt và đồng đều. 

– Lợn con đẻ ra có ngoại hình giống lợn đực thì sẽ đẹp, đồng bộ. 

Chăm sóc heo rừng đực đúng kỹ thuật 

Để đảm bảo heo rừng đực giống được chăm sóc tốt nhất thì cần nhiều yếu tố. Trong đó đòi hỏi phải  tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu trong quy trình nuôi. Đặc biệt là từ chế độ dinh dưỡng, chuồng trại, tiêm phòng,…Dưới đây sẽ là hướng dẫn chăm sóc heo rừng ở từng giai đoạn cho bạn tham khảo. 

Giai đoạn heo rừng đực từ 15kg – 25 kg

(*) Mức ăn: Tổng thể ăn khoảng 3 – 4kg đồ ăn/ ngày 

Cám trộn (cám ngô, cám mì) ở mức 0,6 kg/ngày cộng với cám công nghiệp 0.4kg. Trộn với các loại rau như rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, cây chuối 3kg/ngày. 

(*) Chế độ cho ăn:

Đổ đều thức ăn cho heo đực 3 bữa/ngày là tốt nhất, trong đó cụ thể: 

+ Sáng (7h-8h) cho heo ăn 0,2 kg cám trộn và  0,2 kg cám công nghiệp. 

+ Trưa (12h-13h) cho heo ăn 0,2 kg cám trộn.

+ Chiều (17h-18h) cho heo ăn 0,2 kg cám trộn. 

+ Kết hợp 2 bữa thô xanh lúc 10h sáng cho 1,5kg và 15h chiều cho ăn 1,5kg. 

Với chế độ ăn như vậy heo sẽ có được cơ hội phát triển tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là điều rất cần thiết để chúng phát triển ở giai đoạn này. 

Giai đoạn 2 heo rừng đực từ 25 cho đến trên 35kg 

Ở giai đoạn này người nuôi phải cho ăn 0,8 kg/ngày đối với cám trộn. Với các công nghiệp chỉ 0,4 kg/ngày kết hợp rau xanh là 3 kg/ngày.

Chế độ cho ăn cụ thể cho heo sẽ được phân ra như sau: 

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày.

+ Sáng (7h-8h) cho heo ăn 0,3 kg cám trộn và  0,2 kg cám công nghiệp. 

+ Trưa (12h-13h) cho heo ăn 0,3 kg cám trộn.

+ Chiều (17h-18h) cho heo ăn 0,2 kg cám trộn. 

+ Kết hợp 2 bữa thô xanh lúc 10h sáng cho 1,5kg và 15h chiều cho ăn 1,5kg. 

Heo rừng đực giống
Heo rừng đực giống

Lưu ý khi chuẩn bị thức ăn cho heo đực 

Tùy vào nguyên liệu bà con có tại địa phương có thể thay thế thức ăn cho heo rừng. Có thể thay thế các sản phẩm khác như cám mì có thể thay bằng cám gạo. Hay bột ngô có thể thay bằng bột sắn, cám công nghiệp. Các sản phẩm cám thường cho ăn là Viethorp, Hirgo, con cò,…

Nếu có bột cá (bột xương) thì cho heo đực ăn là tốt nhất nhưng rút bớt cám công nghiệp. Đặc biệt khi phối giống thì trước 1h – 2h bổ sung 02 quả trứng trần cho heo đực. 

Nuôi lợn rừng đực sáu tháng tuổi đã bắt đầu phối giống tốt và cho xuất chuồng. Các con đực ở vào tuổi 7 tháng mỗi lần phối giống có thể xuất hơn 100 phân khối tinh dịch. Dĩ nhiên, trong đàn heo con, chỉ những heo đực nào tốt tướng, đạt chuẩn mới lại làm giống. 

Xem thêm bài viết liên quan: Phương pháp nuôi heo rừng giống đúng tiêu chuẩn, năng suất cao

Kết luận  

Heo rừng đực có thể được chọn giống và chăm sóc tốt khi bà con có kinh nghiệm. Cùng với các kiến thức được chia sẻ ở trên thì sẽ giúp người chăn nuôi tham khảo. Hy vọng các kiến thức sẽ giúp đàn heo của bà con phát triển tốt, nhất là các con heo đực.