Heo rừng con bị tiêu chảy và phương pháp điều trị hiệu quả 
Chia sẻ:
Heo con rừng bị tiêu chảy

Heo rừng con bị tiêu chảy luôn là vấn đề được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Vì những chú heo con rất nhạy cảm với bệnh lý này và mắc thường xuyên. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp người chăn nuôi hiểu hơn về căn bệnh. Cùng với đó là những cách điều trị hiệu quả và tiết kiệm được khuyên dùng. 

Vấn đề heo rừng con bị tiêu chảy

heo con rừng bị tiêu chảy
Phòng và trị bệnh cho heo con rừng bị tiêu chảy

Heo rừng con bị tiêu chảy là một trong số những mối lo hàng đầu của nhiều hộ chăn nuôi. Bởi vì, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của đàn heo. Đặc biệt là ảnh hưởng chất lượng phát triển heo con cũng như heo giống sau này. 

Heo con bị tiêu chảy được chia thành nhiều loạі với các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết các phần. Trong đó một số cách điều trị heo con bị tiêu chảy là phần quan trọng nhất. 

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh tiêu chảy cho heo rừng con 

Khi heo rừng con bị tiêu chảy sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, bỏ ăn, suy nhược do mất nước. Lúc đầu phân có thể táo, sau tiêu chảy hoặc phân loãng, hôi khẳm lúc sau. Thời điểm phân loãng màu trắng bệnh ỉa phân trắng đã là lúc bệnh rất nặng. 

Nguyên nhân

nguyên nhân heo con bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng heo con bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc heo bị tiêu chảy khác nhau. Trong đó nổi bật với các nguyên nhân chính sau đây: 

Do virus: Các loại virus Rota, caclici, Peste,…là những nguyên nhân gây bệnh chính. Đây là các loại virus tiêu chảy lây truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe. Cũng có thể truyền gián tiếp qua nước tiểu, nước mũi, nước mắt, dụng cụ chăn nuôi. 

Do vi khuẩn: Ngoài virus thì vi khuẩn  Clostridium, Salmonella, E.coli,…cũng là các tác nhân gây tiêu chảy chính. Những vi khuẩn xâm nhập vào lợn qua  mũi, miệng, đường tiêu hoá gây bệnh thối ruột hoại tử, tiêu chảy,…Hoặc ác loại cầu khuẩn, trực khuẩn  gây tiêu chảy kiết lị rất nặng. 

Tiếp theo có thể là do ký sinh trùng như giun đũa, giun lươn, giun tóc hay sán. Đây là các loại lây nhiễm qua phân, nước tiểu, nước uống, rau sống cũng gây tiêu chảy. 

Heo rừng con bị tiêu chảy do thức ăn cũng là nguyên nhân thường thấy. Vì thức ăn kém chất lượng, thiếu chất, nấm mốc, ôi thiu, nhiễm hoá chất. Hoặc thức ăn quá nhiều đạm cũng gây nên tiêu chảy ở lợn con. 

Cách điều trị bệnh

điều trị heo con bị tiêu chảy
Phương pháp điều trị heo con tiêu chảy phổ biến nhất hiện nay

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì cần loại bỏ ngay những tác nhân gây bệnh. Ví dụ nếu do thức ăn phải dừng ngay không cho ăn loại thức ăn đó. Nếu do ký sinh trùng phải dùng thuốc diệt ngay không để tình trạng kéo dài. 

Nếu do vi khuẩn dùng kháng sinh Tetra Fura 1g/5kg,  Ampi Septol 1ml/8kg trọng lượng. Các nguyên nhân khác nhau sẽ sử dụng phương pháp điều trị khác nhau. Đặc biệt nếu kiến thức về chuồng trại chưa tốt, có thể nhờ các nhân viên thú y hỗ trợ. 

Cách phòng bệnh heo rừng con bị tiêu chảy 

Đây là bệnh có thể phòng trước và ngăn chặn chúng xảy ra từ sớm với heo con. Người chăn nuôi cần tuân thủ quy trình nuôi, tiêm phòng thuốc thú y và vaccine dịch tả. Bên cạnh đó cần đóng dấu cho lợn từ 21-40 ngày sau đẻ. 

Bổ sung thêm sắt, B12 cho heo từ 3-5 ngày tuổi 1ml/con, cho heo mẹ từ 3-5ml. Đối với heo con, từ 2-3 tuần sau khi tách mẹ cần tẩy nội ký sinh trùng cho lợn.  Cần phải tăng cường kiểm tra thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại thường xuyên. 

Xem thêm cách trị bệnh cho heo: Phòng và trị bệnh cho heo rừng lai

Các lưu ý và chi tiết nêu thêm đối với bệnh tiêu chảy ở heo con 

heo rừng con tiêu chảy

 

Ngoài các chi tiết nêu trên, cách phòng bệnh cho lợn có thể thực hiện các phương pháp sau. Đây là những cách để gây miễn dịch cho đàn lợn trong trại chăn nuôi. Từ đó giúp cho heo con luôn có môi trường phát triển khỏe mạnh nhất. 

Đối với lợn con,  nếu bị tiêu chảy thì có thể cho lợn bệnh uống kháng sinh. Loại sản phẩm nên dùng là Colistin hoặc Amoxicillin hoặc có thể tiêm Apramycin phòng kế phát. 

Kế tiếp đó là trợ sức, bù nước cho lợn bị bệnh bằng glucose 5% cùng chất điện giải. Với các trại chưa xảy ra dịch thì có thể phòng dịch bằng cách phun sát trùng đúng định kỳ. Phun sát trùng bằng phương tiện hoặc xây một khu cách ly riêng. 

Công nhân hoặc người chăm nuôi lợn nên hạn chế tiếp xúc với lợn ở các trại khác. Người chăn nuôi cũng nên  lưu ý một số chi tiết đó là: Sau khi cho lợn mẹ ăn phải sát khuẩn toàn bộ cơ thể. Nếu có tiếp xúc với lợn con bệnh thì nên có các biện pháp tránh lây nhiễm. 

Kết luận 

Heo rừng con bị tiêu chảy thường rất dễ bị bệnh như đã nói ở trên. Vì thế bà con chăn nuôi cần phải chú ý quan sát theo dõi đàn heo mỗi ngày. Với các thông tin về triệu chứng, cách điều trị kể trên sẽ giúp ích rất nhiều.

 Đặc biệt là để kịp thời nhận biết và có biện pháp điều trị ngay lập tức. Tránh để tình trạng lây lan ra cả đàn gây thiệt hại lớn cho bà con.