Đặc điểm sinh sản của heo rừng tự nhiên  
Chia sẻ:

Heo rừng tự nhiên muốn quá trình sinh sản diễn ra suôn sẻ thì cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong thời kỳ giao phối cho đến khi chúng mang thai và sinh nở thì cũng đều cần sự theo dõi chặt chẽ của người chăn nuôi. 

Có như vậy thì năng suất và chất lượng con sinh ra mới được đảm bảo nhất. Vậy đặc điểm của heo rừng khi sinh sản như thế nào và một số dấu hiệu để nhận biết chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được nghe chia sẻ một số thông tin hữu ích.

Heo rừng tự nhiên
Tạo điều kiện cho heo rừng giao phối tự nhiên

Thời kỳ động dục của heo rừng tự nhiên

Những con lợn rừng cái khỏe mạnh sẽ được chọn lọc từ trước có khả năng sinh nở và nuôi con tốt. Ngoài ra, có thể trong đàn sẽ xuất hiện những con heo cái có tuổi động dục từ rất sớm từ 4 đến 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, thông thường trên thực tế người chăn nuôi sẽ không quan tâm nhiều đến 1 đến 2 lần động dục đầu tiên mà thường là sẽ đợi đến lần động dục thứ 3 mới cho phối giống lần đầu tiên để tăng mức độ rụng trứng. Bên cạnh đó, việc phối giống ở lần động dục thứ 3 sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố ảnh hưởng khác bên ngoài như giá thức ăn, nguồn nhân lực,…

Heo rừng tự nhiên
Thả cho heo rừng đi bộ để dễ dàng cho việc sinh đẻ

Dấu hiệu nhận biết heo rừng tự nhiên động dục

  • Heo rừng tự nhiên thường chỉ xảy ra động dục mạnh mẽ từ 2 đến 3 ngày. Đối với ngày đầu tiên động dục âm hộ của lợn sưng đỏ, vùng cửa âm hộ có dịch nhầy loãng, hay nhảy lên lưng lợn khác và có dấu hiệu giao phối như con đực, khi có lợn đực thì lợn cái sẽ phát ra thành tiếng kêu rên. Do đó, cách phát hiện lợn cái động dục tốt nhất là đưa một con lợn đực vào trong chuồng lợn cái. Từ đó, con lợn đực sẽ nhanh chóng nhận biết con lợn cái nào có biểu hiện động dục.
  • Qua ngày thứ 2, âm hộ lợn cái sẽ giảm sưng mà chuyển từ màu hồng sang màu tím tái, dịch bắt đầu keo đặc lại, cứ bồn chồn không yên. Đặc biệt khi lợn nằm hoặc là đứng, ấn phần mông thì lợn sẽ đứng yên và vểnh đuôi sang một bên. Đây được xem là thời điểm phối giống tốt nhất cho lợn cái.
  • Sau ngày thứ 2, lợn rừng cái vẫn còn một số biểu hiện của động dục, tuy nhiên cường độ sẽ yếu dần và không cho lợn đực giao phối.

Quản lý phối giống cho heo rừng tự nhiên

  • Bà con chăn nuôi heo rừng tự nhiên nên chú ý đến thời gian phát hiện động dục vì nó chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai của lợn. Nếu trường hợp phối quá sớm hoặc là quá muộn thì tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ có thể bị giảm sút và không đạt năng suất tốt. 
  • Thông thường, để nâng cao chất lượng sinh sản cho heo rừng cái thì nên cho lợn đực phối giống trực tiếp vào ngày thứ 2 sau khi phát hiện động dục. Ngoài ra, phối giống theo tỷ lệ đực/cái cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng cũng như thời gian sử dụng giống heo đực. Người chăn nuôi nên phối theo tỷ lệ lợn cái/đực là 5:1 đối với lợn đực đã trưởng thành và 3:1 đối với lợn dưới một năm tuổi.
  • Ngoài ra, sau khi phối giống thì bà con nên chú ý theo dõi trong vòng từ 18 ngày đến 25 ngày xem lợn có những biểu hiện nào thất thường hay không và nếu không xảy ra động dục thì lợn rừng có nguy cơ cao là đã đậu thai.

Đặc điểm nhận biết heo rừng tự nhiên đậu thai

Sau vài hôm hết động dục bà con sẽ dễ dàng nhận biết heo rừng đậu thai qua một số biểu hiện như sau:

  • Tính cách trầm lặng trở lại, không còn quậy phá chuồng trại nữa.
  • Ăn uống trở nên ngon miệng và thích tìm đến các khu vực yên tĩnh để được ngủ nhiều hơn trước.
  • Để chắc chắn rằng heo cái đã đậu thai, thì bà con nên chú ý sau 21 ngày phối giống, heo cái không còn xuất hiện chu kỳ động dục tiếp theo thì đảm bảo tỷ lệ mang thai của heo cái là chính xác.
  • Dù có thả heo đực vào thì heo cái cũng tỏ ra không quan tâm, dưng dửng.

Sau khi đã mang thai được 2 tháng thì ngoại hình của heo bắt đầu có sự thay đổi và xuất hiện thêm một số triệu chứng như sau:

  • Heo ngủ nhiều hơn bình thường, ăn rồi lại nằm.
  • Nhìn vẻ ngoài trông mập lên hẳn, phần lông trên bóng mượt mà.
  • Nây bụng căng dần, hai hàng vú căng cứng và có phần ửng đỏ hồng.
  • Các bào thai trong bụng bắt đầu hoạt động sau khi heo mẹ chửa được 10 tuần.
  • Heo cái đi đứng trông chậm chạp và khó khăn hơn cho đến ngày sinh nở.
Heo rừng tự nhiên
Heo rừng mẹ và heo rừng con mới sinh

Triệu chứng heo rừng tự nhiên sắp đẻ

Heo rừng có thời kỳ mang thai đến lúc sinh đẻ là khoảng 115 ngày và có một số trường hợp đẻ sớm hoặc muộn hơn. Một số triệu chứng cho thấy heo rừng tự nhiên sắp có dấu hiệu sinh sản:

  • Âm hộ sưng mọng đỏ trước vài ngày.
  • Bầu vú có phần căng lớn và tiết ra sữa non.
  • Heo cái có phần hơi mệt mỏi và thường đi tới đi lui.
  • Cơn đau bụng tăng dần và bắt đầu quậy phá.

Khi heo rừng cảm nhận có triệu chứng chuyển dạ nó sẽ tách ra khỏi bầy đàn tìm một nơi lùm bụi để chui rúc rồi đào ổ sinh con. Sau khi sinh xong vài ngày chờ con cứng cáp thì heo cái mới trở về nhập vào bầy đàn. 

Chăm sóc heo rừng sau khi sinh

Trong suốt quá trình mang thai heo rừng tự nhiên được nuôi nấng đầy đủ, ăn đủ các dưỡng chất thì sau khi sinh xong rất ít xảy ra bệnh tật. Tuy nhiên, bà con chăn nuôi cũng nên lưu ý chăm sóc heo cái sau khi sinh như sau:

  • Bố trí chuồng trại cho bầy lợn ổn định, không được đổi người chăm sóc, để cho lợn mẹ tự chăm sóc con và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng như ngô, rau củ,…
heo rừng tự nhiên
Heo rừng mẹ và heo rừng con mới sinh ăn thân chuối
  • Luôn giữ yên tĩnh nơi mẹ con lợn rừng đang ở vì nếu có tiếng động xuất hiện sẽ gây phản xạ ngưng tiết sữa mẹ của lợn làm cho lợn mẹ nóng giận không tốt cho sức khỏe.
  • Lợn rừng khi sinh con thường rất giữ con và khó tiếp cận. Chính vì thế, khi chăm sóc người chăm phải thật sự thân thiết và quen thuộc với lợn mẹ. Nếu như đổi người lạ vào thì lợn con đó có thể bị lợn mẹ cắn chết. vì có mùi lạ. 

Xem thêm bài viết liên quan: Thức ăn cho heo rừng con và những điều cần lưu ý

Bài viết trên là những thông tin được tổng hợp về các đặc điểm sinh sản của heo rừng tự nhiên. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bà con có giải pháp chăm sóc heo rừng sinh sản đạt năng suất tốt nhất.