Hướng dẫn cách chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả
Chia sẻ:
chăm sóc heo rừng đẻ

Hiện nay, heo rừng là động vật hoang dã ngoài tự nhiên được thuần chủng và chăn nuôi khá nhiều tại Việt Nam. Thịt heo rừng ngon, dinh dưỡng hơn thịt heo bình thường và rất được ưa chuộng nên rất nhiều trang trại chăn nuôi quan tâm đến việc duy trì giống heo rừng. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả.

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc heo rừng đẻ

Trong quá trình chăm sóc heo rừng khó tránh khỏi tiếp xúc với tạp chất bẩn và hôi thối. Nhưng để có thể sinh ra những lứa heo rừng khỏe mạnh đem lại sản lượng cao chúng ta vẫn cần thật cẩn thận và tỉ mỉ. Nên thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng heo thật sạch sẽ, tạo ổ đẻ và lót chuồng cẩn thận để heo mẹ khi nằm ngủ không bị lạnh bụng. Ngoài ra, khi mang thai heo rừng rất hung dữ nên tránh để người lạ đến gần chuồng heo làm heo rừng cái hoảng sợ dẫn đến tự vệ điên cuồng, ngưng đẻ, đẻ chậm gây tử vong cao đối với heo con chưa ra đời.

Lưu ý chăm sóc heo rừng đẻ
Lưu ý khi chăm sóc heo rừng đẻ bà con nên tham khảo

Cách chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả

Heo rừng đẻ cần có sự quan sát vô cùng cẩn thận để phát hiện được những biểu hiện thất thường của heo rừng mẹ để phòng tránh và chữa bệnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc sinh đẻ heo con. Đặc biệt là thời gian heo rừng mẹ gần đẻ.

Thông thường, thời gian mang thai của 1 con heo rừng có thể kéo dài gần 4 tháng và thời gian đẻ khoảng từ 2 đến 4 tiếng đồng đồ. Khi gần đến ngày đẻ, heo mẹ sẽ có biểu hiện tha cỏ, rơm rác, cắn ổ đẻ,… Thân nhiệt của heo tăng nhanh, hay đi tiểu, đại tiện, âm hộ sẽ có nước nhờn màu hồng và lợn cợn những hạt đu đủ. Và khi có biểu hiện đó chúng tỏ heo sắp chuẩn bị đẻ, chúng ta nên nhốt riêng heo mẹ sang chuồng riêng để heo mẹ có thể nghỉ ngơi và dễ dàng chăm sóc hơn. 

Trong quá trình đẻ, heo mẹ có thử tự đẻ theo quy tình tự nhiên. Nhưng nếu xuất hiện các trường hợp khó đẻ, hay heo mẹ bị đuối sức thì cần sự can thiệp của con người để sinh được heo con ra một cách an toàn. 

Sau khi đẻ xong, nên cho heo mẹ uống nhiều nước ấm có pha ít muối vì trong quá trình đẻ bị mất nhiều máu. Khi heo con được đưa ra nên cho bú sữa sớm vì điều đó cũng làm kích thích heo mẹ đẻ tiếp những con còn trong bụng.

Xem thêm nội dung liên quan: Heo rừng lai sinh sản và những kỹ thuật bạn nên quan tâm

chăm sóc heo rừng đẻ tốt nhất
Một số gợi ý giúp bà con chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả

Cách bảo vệ an toàn sức khỏe cho heo dùng để

Sức khỏe của heo rừng đẻ rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai cho đến khi đã sinh. Vì thế cần phải chăm sóc sức khỏe của heo rừng đẻ trước những mầm bệnh nguy hiểm. 

Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn của heo rừng đẻ

Thức ăn cho heo rừng đẻ gồm 2 loại là thức ăn thô và thức ăn tinh. Thức ăn thô thì gồm các loại cây xanh như cây chuối, bẹ chuối, rau muống, các loại cỏ hay các loại quả xanh khác. Còn thức ăn tinh thì gồm các chất xơ và các thanh phần dinh dưỡng cao như gạo, ngô, khoai, sắn… Tương ứng với từng giai đoạn khi chăm sóc heo rừng đẻ sẽ có các khẩu phần thức ăn khác nhau.

Đối với heo đang mang thai (heo hậu bị) thì khẩu phần thức ăn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất đạm; Với heo cho con bú thì khẩu phần ăn dinh dưỡng sẽ đảm bảo có đủ nguồn sữa để chăm heo con; Và đối với heo con đã tách đàn thì nên sử dụng các loại thức ăn tổng hợp để giúp heo con có đủ dinh dưỡng và tăng trưởng tốt.

Ngoài ra, cũng nên thường xuyên thay nước sạch cho khi cho heo uống để ngăn chặn các bệnh liên quan đến đường ruột cho heo.Việc chăm sóc heo rừng đẻ cũng yêu cầu sự kỹ càng và tỉ mỉ vì đảm bảo heo con sau sinh được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đảm bảo vệ sinh chuồng heo sạch sẽ tránh mầm bệnh

Thường xuyên vệ sinh chuồng heo một cách sạch sẽ, khử khuẩn để tránh các bệnh dịch. Thiết kế chuồng heo cũng nên lựa chọn tối ưu, ánh sáng hợp lý, dễ dọn dẹp giúp heo mẹ khỏe, không bị viêm âm hộ hay viêm vú gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của heo rừng.

Nền chuồng nên xây thoải một chút tránh ẩm ướt do nước mưa do nước mưa, hay bị đọng do chất thải.

chuẩn bị thức ăn cho heo rừng đẻ
Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và chuồng trại sạch sẽ nên là mối quan tâm hàng đầu khi chăm sóc heo rừng đẻ

Một số vấn đề heo rừng có thể gặp phải sau sinh

Sau khi sinh xong, vẫn còn nhiều vấn đề cần chú ý đối với heo rừng mẹ và heo con. Heo mẹ dễ mắc phải một số bệnh như viêm vú do điều kiện chuồng không sạch sẽ, đè lên heo con gây chết con, căn con, không cho con bú,.. Lúc này người chăn nuôi phải can thiệp để tiêm thuốc và chăm sóc heo con, đưa ra các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, chữa bệnh hợp lý hoặc liên hệ trực tiếp tới chuyên gia tư vấn để được đưa ra các giải pháp hợp lý.

Thành công của việc chăn nuôi heo rừng đẻ có quyết định rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi heo.Trên đây là một số cách chăm sóc heo rừng đẻ hiệu quả mà chúng tôi đã đưa ra và một số vấn đề hay gặp trong quá trình heo rừng đẻ, mọi người có thể tham khảo thực hiện.