Nuôi lợn rừng Thái Lan có lãi không? Cách nuôi lợn rừng cho năng suất cao
Chia sẻ:

Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của người dân ngày càng cao, đặc biệt là các sản phẩm thịt đặc sản. Một trong những động vật hoang dã đang được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng và lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật nuôi lợn rừng Thái Lan hiệu quả.

Đặc điểm của lợn rừng Thái Lan

Lợn rừng Thái Lan thuần chủng có đặc điểm thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc, đầu tư thấp, chi phí chăn nuối thấp, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao.

Tập tính sinh sống

Lợn rừng thường sống thành đàn lớn lên đến 50 con, sống nương tựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì lợn rừng không chịu được cái nắng gay gắt nên chúng thường thích kiếm ăn vào ban đêm, ngâm mình trong bùn để tản nhiệt và xua đuổi côn trùng, ký sinh trên da. Hiện nay, lợn rừng Thái Lan được thuần hóa ở nhiều cơ sở chăn nuôi và sản phẩm được sử dụng theo ý muốn của con người.

Ngoại hình

Nuôi lợn rừng Thái Lan
Đặc điểm heo rừng Thái Lan
  • Lợn rừng Thái Lan có dáng người mảnh khảnh, cao gầy, mặt hình tam giác nhọn, mũi dài, dựng đứng, tai nhỏ, mắt lồi dữ tợn, hai bên má có lông trắng chạy ngang sống mũi. Mũi lợn rừng rất nhạy, dẻo, mềm nhưng rất khỏe (lợn thường dùng mũi để đào và tìm thức ăn).
  • Bộ lông dài, chắc, nâu hoặc đen. Thông thường lỗ chân lông thành cụm với 3 chân lông mỗi cụm, nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Phần bờm có màu đen sẫm và mọc từ gáy dọc theo sống lưng đến gờ.
  • Đuôi nhỏ và ngắn, chỉ dài đến mắt cá chân. Chân của lợn rừng nhỏ và mỏng, móng vuốt sắc nhọn. Vai cao hơn hông.
  • Lợn rừng có 2 hàng bầu vú, mỗi hàng 5 núm vú, da dày. Con cái trưởng thành trung bình nặng 90-100 kg. Trung bình một lứa đẻ từ 8-12 con.

Đặc tính sinh sản

Nuôi lợn rừng Thái Lan đến tháng thứ 7 , trọng lượng 40 – 60kg là có thể làm giống. Thời kỳ mang thai của lợn rừng thuần hóa (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ đầu đến cuối) 2-4 giờ. Quá trình sinh nở diễn ra tự nhiên mà không cần sự trợ giúp hay can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2 – 5 lứa / năm, 4-6 con ở lứa đầu và 7-12 con ở lứa thứ hai. Lợn rừng sơ sinh còn nhỏ, trọng lượng bình quân 0,5-0,9 kg / con. Lợn con tầm 1-2 tháng tuổi khoảng 5-10kg, khi 3-4 tháng tuổi sẽ tăng lên 15-20kg, sau 8-12 tháng tuổi là 60-70kg. Và khi trưởng thành, nó có thể đạt trọng lượng hơn 100kg.

Nuôi lợn rừng Thái Lan có lãi không?

Lợn rừng Thái Lan là loại lợn được lai nuôi để lấy thịt, lấy giống từ quá trình lai giữa lợn cái rừng Việt Nam với lợn đực rừng Thái Lan. Lợn rừng lai dễ nuôi và có khả năng thích nghi tốt với địa thế vùng đồi thấp. Đặc biệt, giống lợn lai này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các giống lợn rừng thuần. Số lượng con sinh ra nhiều gấp 1,5 lần, tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất chuồng đạt trên 90%.

Nuôi heo rừng Thái Lan
Thức ăn cho lợn rừng

Lợn thương phẩm có thể xuất chuồng sau 6 tháng, trọng lượng trung bình khoảng 20kg/con. Việc chăn nuôi lợn rừng Thái Lan cũng dễ hơn lợn thuần chủng. Thịt lợn rừng lai có tỷ lệ nạc cao, chỉ có một lớp mỡ mỏng ngay dưới bì, bì lợn giòn thơm. Do đó, so với thịt lợn nhà, giá thịt lợn rừng lai cao hơn từ 20 -25 nghìn đồng/kg. Nhờ đó, người nông dân nuôi lợn rừng Thái Lan có lãi hơn so với nuôi lợn nhà.

Kỹ thuật nuôi lợn rừng Thái Lan năng suất

Để nuôi lợn rừng Thái Lan năng suất nhất, chúng ta cần phải chú ý từ khâu chọn giống, lựa chọn vị trí chăn nuôi đến thức ăn chăn nuôi. Mỗi bước cần phải lựa chọn theo tiêu chuẩn để mang tới hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. 

Nuôi lợn rừng Thái Lan
Các giống heo rừng
  • Chọn giống: Lợn đực giống cần mua lúc 6 tháng tuổi và chỉ sử dụng khi chúng đạt ít nhất 7-8 tháng tuổi. Không nên sử dụng lợn đực giống non vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sau. Lợn nái cần mua lúc chúng được 4-6 tháng tuổi. Người nuôi tiến hành sàng lọc kiểm tra để chọn ra lợn nái sinh sản.
  • Làm chuồng nuôi lợn: Nên xây chuồng lợn rừng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Không nên xây chuồng quay theo hướng Bắc, sẽ bị gió mùa đông bắc thổi vào nếu ở miền bắc. Cần phải đảm bảo chuồng nuôi thoáng mát mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn cho lợn rừng khá đa dạng, có thể kể đến như thân cây ngô, cây chuối, các loại rau, đu đủ, quả su su,… Ngoài ra, nếu chăn nuôi ở vùng cao có thể cho lợn rừng ăn các loại cây thuốc nam để hạn chế bệnh tật.

Xem thêm bài viết liên quan: Heo rừng Thái Lan và đặc tính cần biết cho người chăn nuôi 

Vậy là chúng tôi vừa chia sẻ với bạn những thông tin về nuôi lợn rừng Thái Lan. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn có cách nuôi tốt nhất.