Kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt chuẩn đầu ra thị trường 
Chia sẻ:

Kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt sẽ được nhiều người bắt đầu tìm hiểu chăn nuôi quan tâm. Với giống lợn rừng đang được thị trường rất ưa chuộng vì chất lượng thịt tốt. Cùng khám phá bài viết này các bạn sẽ biết các kỹ thuật nuôi chuẩn đầu ra. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao và thành công cho mô hình. 

Kỹ thuật chọn giống lợn rừng thịt 

Chọn giống luôn là khâu cực kỳ quan trọng đối với chăn nuôi nói chung và lợn rừng nói riêng. Đây là khâu cơ bản đầu tiên để có được hiệu quả trong chăn nuôi và cho đầu ra chất lượng. Cùng tìm hiểu cách chọn giống và các kỹ thuật tìm ra giống đầu vào chất lượng. 

Chọn giống heo đực 

Lợn đực giống cần mua về thời điểm chúng khoảng 6 tháng tuổi là tốt nhất. Chỉ sử dụng khi chúng đạt ít nhất 8 tháng tuổi và không nên sử dụng lợn non. Vì nếu là lợn nôn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản sau này. 

Bên cạnh đó, khi chọn lợn giống, kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt cần chọn lợn mặt dài. Cùng với lưng thẳng, đầu thanh, bụng thon đều đặc biệt tránh lợn bị sệ bụng. 

Các con lợn 4 chân đều thẳng, với lợn đực thì tinh hoàn lộ rõ, to và cần phải cân đối. Lợn đực cần có tinh hoàn đàn hồi và mang tính hung hãn, dữ tợn là tốt nhất. 

heo đực giống
Lựa chọn heo đực giống khỏe mạnh là tiêu chí hàng đầu để đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Chọn giống heo nái

Chọn mua lợn nái tốt nhất trong thời gian chúng khoảng 4-6 tháng tuổi nhưng phải sàng lọc kiểm tra. Nên mua cả đàn sau đó chọn lục để ra lợn nái sinh sản tốt nhất. 

 3 bộ phận quan trọng nhất cần quan tâm khi chọn lợn nái giống gồm: cơ quan sinh dục, khung xương và vú. Cơ quan sinh dục phát triển bình thường về hình dáng và hoạt động.

 Bên cạnh tuyến vú 5 đôi vú xếp đều đặn mỗi bên. Không chọn các con vú cong vênh, lệch, khô là chất lượng kém. Cùng khung xương  và 4 chân cần phải chắc khỏe, linh hoạt và nhanh nhẹn là tốt nhất.

Xem thêm thông tin về chọn giống heo: Chọn heo để giống

chọn heo rừng nái
Tiêu chí chọn lựa heo rừng nái đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng 

Kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt cũng được thể hiện nhiều qua khâu làm chuồng trại. Người chăn nuôi cần chuẩn bị tre, gỗ hoặc dây thép quây B40 để làm chuồng. Lợn rừng là loài vật cần xây dựng chuồng hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Cần chắc chắn phần nền móng để lợn không rũi xuyên qua đất.

Nên làm chuồng nuôi heo kiểu bán tự nhiên để đảm bảo nhiều cây xanh che phủ tạo không gian cho lợn. Vì loài lợn rừng nuôi thịt tốt nhất là cần  thoáng mát, không khí lưu thông thuận lợi. 

Nên là những nơi yên tĩnh để lợn không bị sợ và cho sản phẩm thịt tốt nhất khi phát triển. Ngoài ra, trong ô nuôi cũng cần xây dựng hố nước hoặc các vũng bùn cho lợn tắm. 

Nếu là chuồng để nuôi lợn đẻ thì cần đảm bảo một nguyên tắc chung. Đó là chuồng phải đảm bảo khoảng 8 – 10 mét vuông. Lưu ý rằng,  mắt lưới B40 hơi lớn so với lợn con, nên bà con cần phải rào nhỏ phần bên dưới. 

Khi xây dựng chuồng trại, cần thiết kế máng ăn ở phần đầu chuồng và là nơi thấp nhất. Để giúp cho việc dọn dẹp dễ dàng, máng luôn ở trạng thái sạch sẽ. Cũng có một lưu ý là máng ăn cần có độ cao hơn khoảng 15-20cm tuỳ độ cao đàn lợn. Chiều dài máng trong khoảng 2,0 – 2,2m, độ rộng lòng máng 20-30cm. 

chuồng trại chăn nuôi heo rừng
Kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi rừng phù hợp nhất

Lợn rừng ăn gì và các vấn đề liên quan đến thức ăn 

Thức ăn cho lợn rừng là rau xanh và chúng khá đa dạng. Trong kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt đưa ra thì có thể kể đến như thân cây ngô, cây chuối. Bên cạnh các loại rau, đu đủ, quả su su, … 

Ngoài ra bà con có thể sử dụng các loại cây thuốc nam cho lợn rừng ăn để hạn chế bệnh tật. Đây là kỹ thuật nuôi mà rất ít người áp dụng vì tốn thời gian. Tuy nhiên lại cho chất lượng lợn tốt, lợn khỏe mạnh và thịt thơm, ngon. 

Các loại lá cây thuốc nam như hoàng ngọc, cây cỏ voi, cây nhọ nồi,…Đặc biệt với lợn nhỏ, chưa biết ăn dễ bị ốm, tiêu chảy. Nếu là các con lợn đã lớn, biết ăn có thể cho ăn trực tiếp lá khổ sâm, lá ổi và một ít lá nhọ nồi. 

Những cây thuốc nam rất tốt chó sức khoẻ chung của đàn lợn nên các bạn nên tìm hiểu. Bên cạnh các thức ăn bổ sung nguồn đạm bao gồm: đậu các loại, giun quế, các loại cá khô.

Nhưng cần lưu ý rằng, thức ăn cho lợn cần đảm bảo an toàn trước khi cho ăn. Cụ thể như không bị ẩm mốc, không bị sâu mọt, không có mùi và chứa quá nhiều hoá chất. Các thành phần thức ăn trước khi phân phối cho lợn nên được nghiền nhỏ và trộn với một chút nước. 

thức ăn chính của heo rừng
Thức ăn của heo rừng khá đa dạng, bạn có thể tận dụng các loại cây lá trong vườn làm thức ăn cho chúng

Lời kết

Như vậy kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt hiệu quả theo tiêu chuẩn cho hiệu quả cao đã được trình bày. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc lợn rừng nhanh lớn, ít bệnh tật. Bài viết hy vọng đã giúp bà con có  một hướng đi đúng đắn cho bà con triển khai, mang lại thu nhập kinh tế cao.