Kinh nghiệm nuôi heo rừng và những sai lầm bà con thường gặp
Chia sẻ:
kinh nghiệm nuôi heo rừng

Hiện nay, Việc chăn nuôi lợn rừng đang là một trong những mô hình chăn nuôi dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Chúng có hiệu quả kinh tế rất tốt bởi lợn rừng là loài  khá dễ nuôi, với khả năng phòng chống bệnh tốt. Ngoài ra,  chi phí thức ăn thấp nhưng giá bán lại cao gấp 2 đến 2,5 lần so với lợn thông thường.

Tuy đem lại kinh tế cao và dễ nuôi như vậy nhưng vẫn có nhiều bà con nông dân thử nuôi nhưng lại nhận thất bại. Hãy cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm nuôi heo rừng và những sai lầm mà bà con nông dân thường mắc phải trong việc chăn nuôi nhé..

Giống bị cận huyết

Hiện tượng cận huyết là hiện tượng mà lợn bố mẹ giao phối với lợn con hay các con trong cùng 1 đàn đi giao phối với nhau. Vì hiện nay đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua 1 con đực giống và không có sự phân tách đàn lợn khi nuôi nên khó lòng tránh khỏi hiện tượng này. Những con lợn rừng non khi bị cận huyết sẽ có khả năng cao mắc phải các hiện tượng sau:

– Lợn rừng con sinh ra bị dị dạng, quái thai.

– Làm giảm khả năng sinh sản và chống chọi bệnh tật kém.

Chỉ lựa chọn nuôi hoang dã hoặc nuôi nhốt

heo-rung-nuoi-tha
Heo rừng nuôi thả để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên

Một trong những sai lầm mà nhiều hộ nông dân thường mắc phải khi nuôi lợn rừng là việc chăn thả hoang dã 100% từ khi sinh ra cho đến lúc xuất chuồng (chỉ nuôi thả rông ngoài trời). Bản tính tự nhiên của lợn rừng là hiếu động nên khi được thả ra ngoài như vậy chúng sẽ liên tục chạy nhảy, tìm thức ăn dẫn đến lượng calo tiêu tốn vô vùng lớn rất nhiều. Chính vì tiêu thụ calo nhiều như vậy dẫn đến chi phí thức ăn sẽ tốn gấp 2 đến 3 lần thông thường, ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế. 

Sai lầm thứ 2 đó là một số hộ chăn nuôi chỉ nuôi nhốt trong chuồng và chỉ cho ăn thức ăn công nghiệp. Những con lợn rừng khi được nuôi nhốt sẽ ít được vận động, việc này sẽ dẫn tới hiện tượng mỡ dày cũng như thịt không săn chắc.

Cách khắc phục:

Kinh nghiệm nuôi heo rừng cho thấy, để khắc phục cho vấn đề này là ta sẽ nuôi nhốt tập trung nhưng với mật độ là 1m2/ 1 con. Giai đoạn từ khi sinh đến đạt cân nặng khoảng 30-40kg. Trong giai đoạn này bà con nên cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế lợn vận động để có thể tăng trưởng tốt. Sau khi đạt đủ cân nặng trước khi xuất bán từ 1 đến 2 tháng bà côn nên thả lợn ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy nhằm mục đích giúp tiêu hao mỡ và giúp thịt săn chắc.

Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=9WD28Zz626w&list=PLxqGpFOqlr9FOM7uORXO9kQGy6qQSCH2R&index=11

Người chăn nuôi không kiểm soát được bệnh tiêu chảy của lợn rừng

bệnh thường gặp ở heo rừng
Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa là các bệnh thường gặp ở heo rừng

Căn bệnh phổ biến nhất khi nuôi lợn rừng là bệnh tiêu chảy. Phần lớn các hộ dân hiện nay đều xử lý căn bệnh tiêu chảy bằng cách tiêm kháng sinh và cho uống thuốc tây. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây liên tục sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của lợn cũng như khiến chất lượng thịt không tốt do bị tồn dư thuốc kháng sinh trong người. 

Biện pháp khắc phục:

Để giảm tình trạng bị bệnh tiêu chảy thì khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai hoặc nuôi con thì bà côn không nên cho lợn mẹ tắm. Cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản để tránh lợn con nằm trực tiếp xuống đất Hạn chế việc rửa chuồng và tiếp xúc với nước khi lợn con còn nhỏ, không được tắm

Không nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng

có thể nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng
Có thể nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng

Trung bình một con lợn rừng sẽ ăn 90% là rau cỏ, 5 đến 7% là các thức ăn tinh bột còn lại sẽ là nguồn thức ăn tinh đạm (là những nguồn thức ăn bổ sung chất đạm, axit amin, protein và vitamin để giúp lợn tăng trưởng nhanh hơn). Thế nhưng hiện nay, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn rừng chỉ cho lợn ăn rau và cám ngô hoặc gạo mà không hề bổ sung các loại thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng của lợn bị chậm.

Biện Pháp Khắc Phục:

Bà con nông dân có thể khắc phục vấn đề này bằng cách nuôi giun quế (hay còn gọi trùn quế) cho lợn rừng ăn. Ưu điểm của  việc cho lợn rừng ăn giun quế là: Giúp cho lợn rừng ăn khỏe, đẻ khỏe, chóng lớn, giảm thiểu bệnh tật cũng như giúp thịt thơm ngon hơn hẳn so với thịt lợn rừng nuôi thông thường mà không có bổ sung thức ăn tinh đạm. 

Kết luận

Hy vọng với những gì được chia sẻ về kinh nghiệm nuôi heo rừng cũng như những sai lầm mà bà con nông dân thường mắc phải trong quá trình chăn nuôi ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống heo này và có đủ kiến thức cơ bản để có thể chăn nuôi chúng.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi heo rừng con giống cũng như cách xây dựng chuồng trại hiệu quả thì có thể liên hệ bằng các cách bên dưới để được đội ngũ nhân viên tư vấn một cách tận tình và chi tiết:

Địa chỉ: thôn Xuân Ninh, Xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: heorunggiong.com

Hotline: 0388237317